Hotline

090.681.3638

CSKH

0435747076


Viêm khớp dạng thấp: triệu chứng và cách phòng ngừa

    24/08/2016

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh thấp khớp mãn, có tính chất di truyền, tự miễn, nữ chiếm 70 -80%. Là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về khớp, gây viêm đau nhiều khớp nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đau đớn khi vận động ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

+ Triệu chứng lâm sàng điển hình:

- Sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp có tính chất đối xứng, bắt đầu từ các khớp nhỏ hay vận động: khớp ngón tay, ngón chân,  bàn tay, cổ tay, bàn- ngón tay, bàn – ngón chân, khớp gối, đối xứng hai bên.

- Cứng khớp, khó cử động vào buổi sáng  lúc mới ngủ dậy, triệu chứng này kéo dài vài giờ.

+ Các giai đoạn viêm khớp dạng thấp:

-Giai đoạn đầu: do viêm màng hoạt dịch với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau, thường kéo dài 1- 3 năm, bệnh diễn biến từng đợt và chưa có dấu hiệu bào mòn ở sụn khớp và đầu xương, nếu được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách, bệnh có tiến triển tốt.

- Giai đoạn sau: bắt đầu xuất hiện bào mòn ở sụn khớp và đầu xương, các tổn thương này khi đã xuất hiện thì không thể mất đi được. Nếu không chữa trị đúng, các tổn thương ở đầu khớp ngày càng nặng, làm các khe khớp dần dần hẹp lại, các đầu xương dính với nhau gây biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp, mất khả năng vận động

-Toàn thân: sốt, mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, suy nhược…

+ Tác hại viêm khớp dạng thấp:

- Gây ra các cơn đau nhức, sưng tấy, cứng khớp.

- Có nguy cơ bị tàn phế cao.

- Dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm khác: đau ngực, dễ bị nhồi máu cơ tim, tràn dịch màng tim, viêm màng tim, viêm phổi…

+ Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp:

- Điều trị triệu chứng: Sưng, nóng, đỏ, đau và cải thiện khả năng vận động của khớp bằng các thuốc kháng viêm giảm đau loại coriticoid hoặc loại không có steroid. Loại thuốc này không được dùng dài ngày vì có nhiều tác dụng phụ do vậy việc sử dụng thuốc phải do bác sĩ chỉ định.

-Thực hiện chế độ nghỉ ngơi phù hợp, không hút thuốc lá, rượu bia,…

- Tránh vận động. mang vác nặng, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu để không ảnh hưởng đến khớp.

- Tập luyện nhẹ nhàng, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, châm cứu, xoa bóp.

- Sử dụng các sản phẩm bổ khớp, bôi trơn khớp, tạo chất nhầy cho khớp có chứa glucosamine, chondrotin..kết hợp canxi để tránh bào mòn xương tiếp giáp hai đầu sụn khớp.

Ds Việt Nga

Bình luận