Đăng nhập
Bài viết xem nhiều
-
Tuyển Quản lý TDV Hà Nội và các tỉnh miền Trung ( hạn nộp hồ sơ đến 31/03/2017)
15/01/2016 -
Tác hại của thuốc hết hạn sử dụng
15/01/2016 -
Trình dược viên địa bàn Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh (hạn nộp hồ sơ 20/11/2019)
18/01/2016 -
Thông cáo về thông tin: dầu cá omega 3 làm ăn mòn tấm xốp
15/01/2016 -
Phòng chống thiếu máu thiếu sắt cho trẻ
24/12/2015 -
Lựa chọn calci hợp lý cho phụ nữ có thai
20/01/2016
Hotline
090.681.3638
CSKH
0435747076
Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa cột sống cổ là một trong những bệnh lý về thoái hóa xương cột sống. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau như lao động, học tập, nghề nghiệp, tuổi tác…. Ngày nay, số lượng bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ ngày càng tăng do thói quen làm việc sai tư thế trong một thời gian dài khiến cho vùng cổ và vai gáy không được cử động quá thường xuyên hoặc luôn cố định ở một tư thế. Ngoài ra, có thể do chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa đảm bảo đầy đủ các chất khoáng, canxi…
Căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ chủ yếu xuất hiện ở những người trung niên và người cao tuổi . Đáng nói là bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, có rất nhiều người mới 25-28 tuổi đã có triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ.Nếu không được chuẩn đoán và điều tri kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ
Bệnh thoái hòa đốt sống cổ có thể diễm biến âm thầm trong một thời gian dài và khi cảm nhận được bệnh đang hoành hành thì thường có những cảm giác dưới đây:
- Khi cử động vùng cổ thì sẽ cảm thấy đau nhói và có cảm giác vướng víu, đôi khi quay đầu qua lại người bệnh bị vẹo cổ khó trở về trạng thái bình thường.
- Người bệnh thường xuyên có những cơn đau kéo dài từ phía sau cổ và gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng đến tư thế và sự vận động của vùng cổ và đầu, cơn đau tiếp tục lan lên đầu gây đau nhức ở đỉnh đầu và vùng trán; bệnh thoái hoá đốt sổng cổ cũng khiến vùng vai và 2 cánh tay đau nhức đôi khi không cử động được tay, đặc biệt là lúc ngủ dậy. Hai tay thường xuyên bị tê và mất cảm giác linh hoạt khéo léo .
- Dưới hình ảnh chụp X- quang, hình dạng ban đầu của cột sống cổ không còn được như ban đầu mà nó đã bị mất đường cong sinh lý, thường có các gai xương và bệnh nặng thì sẽ gây biến dạng ở thân đốt.
-Cảm giác cứng gáy và đau khi ấn trúng các gai xương, cử động của cổ cũng vì thế mà bị hạn chế là triệu chứng thường gặp của căn bệnh này.
- Bệnh nhân cảm thấy đau ngực tương tự như các cơn đau co thắt mạch vành tim nhưng làm xét nghiệm tâm đồ thì hoàn toàn bình thường.
- Đôi khi người bệnh thường xuyên bị nấc cục, hoa mắt chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống và ngáp liên tục chảy cả nước mắt . Đây là những triệu chứng của người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 – C4)
- Thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương và ép rễ thần kinh lỗ tiếp hợp, đốt sống cổ bị xẹp xuống chèn ép mạch máu làm khí huyết kém lưu thông có thể gây rối loạn tuần hoàn não, thiếu máu não.
- Trong trường hợp xấu nhất do bị chèn ép tủy cổ người bệnh có thể bị liệt tứ chi , liệt nửa người hoặc tử vong khi vặn, ấn cổ hoặc nằm gối đầu cao
ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ
Mục đích chính của việc điều trị căn bệnh này nhằm loại bỏ các triệu chứng của nó như đau gáy chẩm, đau gáy bả vai, cánh tay, các tổn thương cần phẫu thuật như u hố sau, u tủy cổ…
Trong điều trị căn bệnh này, thuốc giảm đau được chỉ định cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc giảm đau chỉ làm dịu cơn đau tức thời, khi thuốc hết tác dụng bệnh sẽ lại đâu vào đấy. Vì vậy người bệnh cần kết hợp thêm biện pháp vật lý trị liệu và châm cứu để hiệu quả điều trị bệnh được lâu dài hơn.
+ Phương pháp vật lý trị liệu: ngoài việc dùng các biện pháp lý liệu phục hồi chức năng, người bệnh sẽ được dùng thiết bị treo cột sống cổ để kéo giãn các đốt sống bị xẹp kết hợp xoa bóp vùng gáy và vùng mặt nhằm khai thông cho khí huyết. Phương pháp này giúp giảm đau hiệu quả khi có các bệnh rễ thần kinh do lồi, thoát vị đĩa đệm…
+ Phương pháp châm cứu: Cũng giống như biện pháp vật lý trị liệu, ở giai đoạn nhẹ của bệnh phương pháp châm cứu nhằm khai thông các huyệt đạo giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu. Nên đeo đai cổ một thời gian ngắn để hạn chế cử động và giữ tư thế sinh lý đầu cổ.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc và các phương pháp khác, người bệnh cũng cần chú ý một vài vấn đề dưới đây để bệnh không trở nặng:
- Đối với người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi cần chú trọng phục hồi chức năng toàn thân bằng các hoạt động giải trí , tham gia các câu lạc bộ tập thể dục dưỡng sinh, đi bộ nhẹ nhàng. Đây là một hoạt động rất cần thiết đối với những người mắc bệnh xương khớp.
- Những người hoạt động trong lĩnh vực như thợ cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, diễn viên xiếc… thường bị hạn chế cử động vùng cổ. Vì vậy sau mỗi ngày làm việc cần được xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng này, không nên quá gắng sức trong công việc.
- Cân bằng giữa thời gian lao động và nghỉ ngơi. Khi có những biểu hiện đau, khó vận động vùng cổ cần được thăm khám sớm để có kết quả điều trị tốt nhất.
- Đối với dân văn phòng, những người hay ngồi máy tính nhiều cần thay đổi tư thế làm việc thường xuyên để không mỏi cổ.
- Tránh các tư thế đầu cổ sai lệch hoặc tăng trọng tải vùng đầu cổ.
( theo http://www.chuatribenhviemkhop.com/benh-thoai-hoa-dot-song-co.html)